Thành phần hồ sơ công bố thực phẩm chức năng gồm những gì?
Pháp luật Việt Nam đã đưa ra quy định buộc các thực phẩm chức năng cần phải có giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng mới được phép lưu hành trên thị trường. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh không tuân theo sẽ bị xử phạt nghiêm theo quy định. Sau đây chúng tôi xin liệt kê các tài liệu cần có trong bộ hồ sơ công bố cho thực phẩm chức năng nhập khẩu và thực phẩm chức năng sản xuất trong nước, hãy phân biệt nguồn gốc sản phẩm và chuẩn bị hồ sơ chính xác nhất.
Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu
- Bản công bố thực phẩm chức năng theo Mẫu 02 Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty sản xuất sản phẩm nước ngoài
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm
- Nhãn sản phẩm, nội dung in trên nhãn sản phẩm
- Mẫu sản phẳm nếu là sản phẩm lần đầu tiên được nhập về Việt Nam thực hiện công bố lần đầu
- Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất, giấy chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn hoặc giấy chứng nhận tương đương
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do, chứng nhận y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất sản phẩm
Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng sản xuấn trong nước
- Bản công bố thực phẩm chức năng theo Mẫu 02 Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Thông tin chi tiết sản phẩm
- Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm với đầy đủ chỉ tiêu kiểm nghiệm theo quy định và thời gian kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng
- Mẫu sản phẩm
- Nhãn sản phẩm, nội dung in trên nhãn sản phẩm
- Tài liệu khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc các thành phần của sản phẩm
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng và giám sát định kỳ
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do
- Giấy phép kinh doanh
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000 hoặc HACCP
Nhận xét
Đăng nhận xét